KINH NGHIỆM NHẬP KHẨU HÀNG TRUNG QUỐC

KINH NGHIỆM NHẬP KHẨU HÀNG TRUNG QUỐC

Tại sao hàng Trung Quốc lại có mặt ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam và trên thế giới? Dù cho nhiều bộ phận người dân luôn kêu gọi tẩy chay, luôn phản đối từ chính trị đến kinh tế. Lảm thế nào để nhập khẩu hàng Trung Quốc tránh gặp rủi ro?…

Dưới đây chúng tôi đưa ra một số kinh nghiệm hi vọng giúp ích được các bạn khi nhập khẩu hàng Trung Quốc.

Vai trò của hàng Trung Quốc với thị trường Việt Nam

Từ xưa đến nay hàng hoá tại Việt Nam luôn có mặt của hàng Trung Quốc, số liệu thống kê 5 tháng đầu năm 2019 cho thấy Việt Nam nhập đến 29,6 tỉ USD hàng hoá từ thị trường Trung Quốc và Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Ngoài những số liệu thống kê trên, Việt Nam còn nhập khẩu hàng Trung Quốc qua đường tiểu ngạch với số lượng không hề nhỏ tuy nhiên thì chưa có số liệu thống kê cụ thể nào. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đó là hàng điện tử, máy tính, linh kiện, hàng gia dụng,… Vì thế nên không quá khi nói rằng hàng hoá tại thị trường Việt Nam phần lớn là xuất xứ từ đất nước tỷ dân.

Tại sao hàng Trung Quốc lại có thể phổ biến rộng rãi đến vậy tại Việt Nam?

Yếu tố đầu tiên cần phải kể đến đó là giá thành, giá thành hàng Trung Quốc rất thấp so với hàng hoá cùng loại từ các thị trường của các quốc gia khác.

Nguồn hàng đa dạng, phong phú và liên tục thay đổi đi trước thị trường, nếu như bạn là người chịu khó nghiên cứu hàng hoá Trung Quốc thì bạn có thể thấy cùng một sản phẩm nhưng Trung Quốc luôn có rất nhiều mẫu mã, giá thành và hình thức khác nhau. Không chỉ vậy, các nhà sản xuất hay các xưởng luôn nghiên cứu thay đổi sản phẩm của mình để phù hợp với nhu cầu và xu thế phát triển chung của thị trường tiêu dùng.

Một yếu tố rất quan trọng nữa đó là văn hoá tập quán làm việc của các nhà cung cấp, nhà sản xuất tại đây, cụ thể là họ luôn chủ động mở rộng thị trường kinh doanh một cách mạnh mẽ, biết cách phối hợp với nhau thành một hệ thống trong quá trình sản xuất và kinh doanh, tạo điều kiện giảm chi phí, tăng năng suất lao động và cùng nhau phát triển. Ngoài ra họ cũng luôn tỉ mỉ, nhiệt tình và hiếu khách khi làm việc với các đối tác nước ngoài,..

Kinh nghiệm chọn nhà sản xuất.

Như đã nêu ở trên, nguồn hàng tại Trung Quốc rất đa dạng và phong phú vì vậy mà bạn có thể thoải mái tìm kiếm, thoải mái lựa chọn sản phẩm mà mình muốn kinh doanh hay gia công, sản xuất. Tuy nhiên bạn cần phải tỉnh táo và phải am hiểu nếu như quyết định tìm hàng qua các trang thương mại điện tử hoặc qua website của nhà cung cấp. Các câu hỏi mà bạn cần phải trả lời được trong quá trình đàm phán với nhà cung cấp bên Trung Quốc đó là:

  • Bạn đã tìm đúng nhà sản xuất chưa hay đang qua một bên thương mại?
  • Nhà cung cấp này có uy tín không? Giá thành sản phẩm họ đưa ra đã phải là mức giá thấp nhất tương ứng với số lượng bạn muốn mua chưa?
  • Họ đã có đại lý phân phối tại thì trường bạn đang muốn kinh doanh chưa?
  • Thị trường mà họ hay xuất khẩu là ở đâu? Giá thành như thế nào?
  • Chế độ bảo hành, ưu đãi, tuổi thọ hay tỉ lệ hàng lỗi nếu có thì thế nào?
  • Quy cách đóng hàng hay bảo quản hàng trong quá trình vận chuyển ra sao?
  • Thời gian giao hàng là bao lâu?…
  • Họ là cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp? có kinh nghiệm xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài chưa?

Để có thể trả lời được các câu hỏi ở trên đòi hỏi các bạn cần có kinh nghiệm giao dịch, chịu khó tìm tòi và tham khảo từ các nhà cung cấp khác để có được lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra cũng cần am hiểu về tập quán kinh doanh của người Trung Quốc.

Nắm được các thông tin đó bạn sẽ biết được mình đã chọn đúng nhà cung cấp chưa từ đó đưa ra kế hoạch nhập khẩu hàng sao cho hợp lý, tránh gặp phải rủi ro.

Kinh nghiệm trong xuất nhập khẩu.

Khi đã chọn được nhà cung cấp bước tiếp theo các bạn cần làm là đi đến chốt hợp đồng, thanh toán và đưa hàng hoá về kho của mình. Giai đoạn này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian và chi phí lô hàng của bạn. Vậy để làm tốt nó thì bạn cần phải làm gì? Đáp án là hãy tìm câu trả lời cho các câu hỏi dưới đây.

  • Các điều khoản trong hợp đồng đã thoả mãn chưa? Liệu bạn có thể gặp bất lợi gì khi xảy ra phát sinh?
  • Điều kiện thanh toán đã đảm bảo an toàn chưa?
  • Điều kiện giao hàng như nào? Như vậy đã là tốt nhất để giảm thời gian chi phí không?
  • Hàng hoá nhập khẩu của bạn có gặp chính sách gì không? Nếu có thì cần phải làm gì?
  • Thuế nhập khẩu, thuế VAT và các thế khác nếu có thế nào?
  • Vận chuyển bằng hình thức nào phù hợp nhất với bạn? Báo giá từ đơn vị Logistícs đã phải là tốt nhất chưa?
  • Trách nhiệm khi xảy ra phát sinh của họ thế nào?
  • Hàng hoá sẽ bàn giao ở đâu và như thế nào?
  • Thủ tục nhập khẩu hàng hoá ai lo? Phương án thế nào? Liệu có an toàn hay không?
  • Hàng hoá vận chuyển liệu có thể xảy ra vỡ méo hay hỏng hóc được không? …
  • Bạn có đang chọn đúng đơn vị dịch vụ không? Hay đang bị qua trung gian có thể dẫn đến khó kiểm soát rủi ro?
  • Thời gian là bao lâu và chi phí là bao nhiêu? Liệu có phát sinh không? Nếu có thì cụ thể thế nào? …

Hãy tìm hiểu thật kĩ càng để có đáp án tốt nhất cho mình, điều đó sẽ giúp bạn kiểm soát rủi ro, chi phí và thời gian. Và nếu như bạn không đủ thời gian để tìm hiểu tất cả những việc đó thì hãy chọn đơn vị uy tín có kinh nghiệm thay bạn làm việc và chịu trách nhiệm trước bạn.

Những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nhập khẩu hàng Trung Quốc

      Những rủi ro có thể đến từ việc chọn sai nhà cung cấp:

  • Hàng nhập về không đảm bảo chất lượng
  • Thiếu số lượng hàng so với đơn hàng đã đặt
  • Lừa đảo mất trắng tiền nếu thanh toán không đảm bảo.
  • Delay thời gian
  • Hàng hoá đóng gói bảo quản không cẩn thận.
  • Không xử lý lỗi hoặc phát sinh từ hàng hoá.
  • Không nhiệt tình tư vấn hoặc chăm sóc…

    Những rủi ro trong hoạt quá trình nhập khẩu và vận chuyển:

  • Chậm thời gian giao hàng
  • Điều kiện giao hàng chưa tối ưu
  • Chọn hình thức vận chuyển chưa phù hợp
  • Chi phí vận tải bị cao
  • Hàng hoá có thể bị hỏng hóc vỡ méo trong quá trình vận chuyển
  • Không kiểm tra đúng thuế dẫn đến tăng chi phí thuế và mất thời gian
  • Không kiểm tra đúng chính sách mặt hàng cũng sẽ phát sinh chi phí và thời gian
  • Khai báo không đúng, chưa hiểu quy trình thông quan

Là một người kinh doanh hay là chủ một doanh nghiệp bạn cần phải hiểu hơn ai hết về sản phẩm của mình, phải kiểm soát tốt rủi ro, chi phí trong quá trình kinh doanh nếu không muốn bị thất thoát hay thậm trí thất bại. Đặc biệt là khi bạn chọn đối tác tại một thị trường rộng lớn và muôn vàn kiểu kinh doanh, muôn vàn kiểu người như Trung Quốc. Nếu biết tận dụng thì đó có thể là ưu thế mà ngược lại nó có thể là điểm dừng của bạn. Chính vì thế hãy sáng suốt, tỉnh táo và cẩn thận với mỗi quyết định của bạn, chỉ có như vậy thành công mới đến với bạn.

Cần hỗ trợ hãy cứ liên lạc với chúng tôi theo thông tin tại Website, chúc các bạn thành công!