Xe container giờ đây đã quá phổ biến trên đường phố Việt Nam. Thế nhưng bạn có biết các loại xe container nào phổ biến dùng vận chuyển hàng Trung Quốc – Việt Nam không? Hay kích thước các loại container này ra sao? Hãy để Xuất nhập khẩu HPLogbật mí giúp bạn nhé! Hơn nữa, chúng tôi cũng muốn bật mí cho bạn chút xíu về nghề lái xe container, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Khái quát về các loại xe container
Trước khi đi vào chi tiết về các loại container, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vài nét về xe container nhé!
|
Ban đầu những chiếc xe container chỉ được thiết kế dạng dạng hình hộp nhằm chứa được nhiều hàng hóa xếp chồng lên nhau. Thuở đầu, các loại container chỉ mới được sử dụng ở trên phà, tàu viễn dương và tàu hộp chưa được dùng trên xe tải chở hàng. Càng về sau thì thiết kế và chất lượng của container càng được nâng lên rõ rệt. Theo nhận định của các chuyên gia thì sự ra đời của container chính là một yếu tố quan trọng của cuộc cách mạng vận tải thế giới. Nhờ đó góp phần thay đổi diện mạo của ngành vận tải trong thế kỷ XX. Với việc hơn 90% lượng hàng hóa trên thế giới được đóng trong các thùng container. Công cụ vận tải này đã trở nên không thể thay thế.
Riêng ở Việt Nam, mỗi năm có tới hơn 200 triệu chiếc container các loại được vận chuyển bởi xe tải, tàu biển và các phương tiện giao thông khác. Giờ đây, container không chỉ gói gọn chỉ dùng trong đường biển như trước nữa, mà còn được phổ biến với đường sắt và đường bộ.
Container thường được dùng là các loại xe như:
- Container hàng khô (bách hóa)
Container hàng khô hay còn gọi là container bách hóa. Đến là loại container đã rất quen thuộc đối với các doanh nghiệp/đơn vị kinh doanh. Bởi lẽ loại container này chuyên dùng để chuyển hàng khô.
- Container hàng rời
Container hàng rời là loại container dùng để xếp các loại hàng rời khô (như ngũ cốc, xi măng, các loại quặng,…) bằng cách rót hàng hóa từ trên xuống qua miệng xếp hàng. Và sau đó, dỡ hàng dưới đáy hoặc bên cạnh. Container hàng rời có hình dạng bên ngoài khá giống với container hàng khô. Điểm khác biệt giữa 2 loại container này nằm ở miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng.
- Container bảo ôn (container lạnh)
Là loại xe container được thiết kế để dùng để vận chuyển các loại hàng đòi hỏi duy trì nhiệt độ bên trong container ở mức nhất định. Thông thường, vách và mái container bảo ôn bọc phủ lớp cách nhiệt. Sàn làm bằng nhôm dạng cấu trúc chữ T (T-shaped) cho phép không khí lưu thông dọc theo sàn và đến những khoảng trống không có hàng trên sàn.
- Container Flat Rack
Container flat rack là loại container đặc biệt dùng để vận chuyển các loại hàng hóa quá khổ quá tải. Thông thường với các mặt hàng cồng kềnh bạn không thể chở bằng những loại xe container phổ biến, mà phải sử dụng một loại container đặc biệt đó chính là Flat Rack. Thiết kế của container này khá là đặc biệt. Nó không có chắn ở bên trên và 2 bên mà chỉ có ở 2 đầu thùng. Hơn nữa, 2 thanh chắn ở 2 bên đầu lại có thể gập lại để tăng kích thước cho container.
- Container hở mái (mở nóc)
Đúng như tên gọi, đây là loại container được thiết kế hở phần mái (mở nóc). Thiết kế này giúp thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra qua mái container. Và khi đóng hàng xong người ta thường dùng vải dầu để phủ kín phần mái. Container mở nóc chuyên dùng để chở hàng máy móc thiết bị hoặc gỗ có thân dài.
- Container bồn
Một container bồn cơ bản gồm một khung chuẩn ISO, trong đó gắn một bồn chứa. Container này dùng cho xe chuyên chở các loại hàng lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm,… Hàng hóa sẽ được rót vào qua miệng bồn nằm phía trên mái container. Sau đó, được rút ra qua van xả.
Kích thước cơ bản các loại xe container
Container theo định nghĩa của Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA) chính là hệ thống vận chuyển hàng hóa đa phương thức. Thông thường các container chuẩn ISO có kích thước phù hợp dành cho các phương tiện vận tải như xe đầu kéo (xe dau keo), tàu biển, tàu chở hàng,…
Kích thước của xe container khách nhau về cơ bản của các loại xe. Bao gồm: romooc 20feet, 40feet hay 45feet, rơ mooc rời hay liền, đầu ngao hay đầu bằng,… Sau đây là bảng kích thước ước tính của các xe container:
Chiều dài | Chiều Rộng | Chiều Cao | |
Đầu kéo | 6-7 mét tùy loại | 2,4 mét | 3 mét |
Sơ mi Rơ Mooc | 6 mét / mooc 20’ 12 mét / mooc 40’ |
2,4 mét | 1,2-1,5 mét |
Kích thước xe (Đầu kéo+mooc) | 10-11 mét / 20’ 16-17 mét/ 40’ |
2,4 mét | 3,8-4,3 mét (sàn+container) |
Lái xe container
Lái xe container là một nghề khó khăn và đầy vất vả. Nó yêu cầu ở người lái một tinh thần thép, bởi thông thường quãng đường di chuyển của xe container thường rất xa. Người lái phải tập trung cao độ suốt nhiều giờ liền, thậm chí là cả vài ngày. Thêm vào đó, họ sẽ phải đối mặt với những khó khăn như:
- Làm việc trong môi trường không mấy dễ chịu: cảng, kho hàng, cabin xe (rất nóng vào mùa hè, nếu xe không có hoặc không chạy máy lạnh).
- Lao động chủ yếu về đêm: các bác tài thích chạy giờ này vì đường thông hè thoáng, và dễ “trốn luật”.
- Lái xe liên tục nhiều giờ. Theo quy định không được chạy nhiều giờ liên tục. Nhưng thực tế tôi thấy, nếu họ còn sức và chưa buồn ngủ là còn chạy. Khi nào tới nơi, sẽ ngủ nghỉ bù sau. Có khi vừa xong chuyến hàng, về cảng lại lấy hàng chạy chuyến tiếp, vừa để tranh thủ kiếm cơm, vừa là để chủ xe vui lòng.
- Ăn uống, nghỉ ngơi giờ giấc không đảm bảo: phụ thuộc theo tuyến đường, và chuyến hàng: chỗ nào phù hợp, lúc nào phù hợp là tranh thủ ăn, ngủ, nghỉ, không kể giờ giấc. Tất nhiên, vào những ngày không chạy hàng, thì họ vẫn theo chế độ bình thường: “ăn ngày, ngủ đêm”.
Vất vả là như vậy, nhưng những người lái xe container quả là những tay lái cừ khôi và thật đáng để chúng ta ngưỡng mộ.
Quy trình đường bộ các loại xe container
Quy trình vận chuyển đường bộ cho xe container là gì? Làm sao để đảm bảo dịch vụ giao nhận vận tải mọi loại hàng hóa bằng các xe container nhanh chóng đơn giản và tiết kiệm thời gian, chi phí. Vậy thì hãy xem ngay quy trình vận chuyển hàng hóa đường bộ sau đây nhé!
Bước 1. Báo giá
Công ty sẽ xác định trọng lượng, kích thước, địa chỉ giao nhận hàng, thời gian yêu cầu vận chuyển để tính giá cước của hàng hóa. Cuối cùng là lập hợp đồng vận chuyển để cam kết ngày nhận hàng và giao hàng.
Bước 2. Điều các xe container phù hợp để lấy loại hàng đó
Công ty sẽ điều xe container đến lấy hàng tận nơi. Sau đó hai bên ký biên bản giao nhận hàng hóa tại nơi nhận.
Bước 3. Vận chuyển và giao hàng tận nơi
Lái xe container chuyên chở hàng hóa đến nơi theo yêu cầu của đơn hàng. Hai bên ký biên bản giao nhận hàng hóa và tiến hành tháo dỡ hàng nếu có.
Bước 4: Thu phí dịch vụ.
Bước cuối cùng là kết thúc hợp đồng theo lô và thanh toán tiền cước phí vận tải xe container của hàng hóa đó.
HPLog tin rằng với quy trình vận chuyển hàng hóa bằng các xe container như trên, khách hàng sẽ không phải lo lắng hàng hóa của mình sẽ bị thất lạc, hư hỏng hoặc đến nơi giao nhận trễ hẹn.
Tổng Kết
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã có thể hiểu thêm về các loại container cũng như sự vất vả của nghề lái xe container. Ngoài ra, với quy trình vận chuyển hàng hóa container nói trên, quý khách có thể hoàn toàn tin tưởng hàng hóa của mình sẽ được đảm bảo an toàn và di chuyển nhanh chóng, tiết kiệm nhất.